Ngoài việc thăm khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Dưới đây là 7 ghi nhớ dành cho cha mẹ có con bị chậm nói
1. Đưa trẻ chậm nói ra ngoài trời hoạt động
- Trẻ tận hưởng không khí trong lành ngoài trời, sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau thời gian dài ở trong nhà.
- Hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời trong lúc tham gia các hoạt động vận động mạnh.
- Giúp cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, tạo điều kiện giúp trẻ nghe lời hơn.
- Bên cạnh đó, các hoạt động theo nhóm ngoài trời, đòi hỏi cần sự nỗ lực thần kinh, giúp củng cố và khích lệ hành vi ở trẻ hiệu quả hơn.
2. Thưởng phạt hợp lý
Bố mẹ đừng quên nhìn nhận biểu hiện tốt của trẻ, hãy thường cho con bằng hệ thống điểm thưởng. Bạn có thể lập bảng đánh giá vào những lần con hoàn thành việc tốt trong thời gian hợp lý. Trẻ cũng có thể nhìn vào bảng đó để phấn đấu trong những lần làm việc khác…
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi trẻ làm sai cũng cần có mức phạt rõ ràng. Khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ củng cố hành vi tốt ấy. Cha mẹ đừng quá vụn vặt, la mắng trẻ bởi những lỗi nhỏ hãy bỏ qua để ghi nhận những nỗ lực của trẻ.
3. Không gian yên tĩnh
Tránh đưa trẻ đến môi trường có nhiều kích thích. Hãy chọn một không gian yên tĩnh để trẻ có thời gian bình tâm trở lại. Chuyên gia cho biết: "Bạn có thể lấy một góc nhỏ tại chính ngôi nhà của mình, gọi đó là "không gian yên tĩnh". Khi nào trẻ cảm thấy bị quá tải, mệt mỏi… hãy cho trẻ ngồi vào đó để "hạ nhiệt".
4. Khéo léo làm trẻ xao nhãng
Giúp trẻ bận rộn với các hoạt động thú vị cũng là cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại. Nếu đến nơi công cộng, bạn có thể mang theo một số món đồ chơi hoặc một hoạt động mà trẻ có thể giải trí.
Chẳng hạn như: Sách tô màu hoặc chiếc xe ô tô đúng sở thích của trẻ, để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ.
Nhờ vậy mà trẻ sẽ bớt chạy nhảy lung tung hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.
5. Xen kẽ quãng nghỉ ngắn cho mỗi hoạt động của trẻ
Trẻ nhỏ thường có quãng chú ý ngắn hơn. Chính vì vậy, trẻ thường chỉ tập trung được trong vài phút trước khi tâm trí bắt đầu "lơ đãng" đến một vấn đề khác.
6. Giúp trẻ hiếu động bình tâm
Trẻ hiếu động quá mức có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc dạy dỗ chính bản thân của trẻ. Vậy làm sao để giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại?
Nếu trẻ có bản tính thích vận động, chạy nhảy, việc đề nghị trẻ ngồi yên một chỗ trong thời gian dài có thể khiến trẻ bùng phát năng lượng. Cha mẹ nên chia nhỏ các hoạt động thành từng thành phần và có quãng nghỉ thích hợp.
Khi đó, trẻ sẽ đi dạo ngắn, hò hét lớn tiếng một chút để xả bớt những năng lượng xấu tồn đọng trong cơ thể trước khi trở lại với hoạt động còn dở.
Trong trường hợp, bạn đã áp dụng hết các cách để giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại mà không hiệu quả. Hoặc nếu trẻ có những biểu hiện sau, nên đưa trẻ đi khám:
- Trẻ thường xuyên thiếu chú ý, tăng động hoặc có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, bồn chồn ngồi không yên.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc tương tác hàng ngày với mọi người.
- Trẻ thổ lộ với bạn rằng trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì hành vi của chính mình.
- Trẻ có sự thay đổi bất thường trong hành vi sau một chấn thương ở đầu hoặc bị một cơn sốt.
Trên đây là, tất cả các cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại. Việc chăm sóc trẻ hiếu động, tăng động giảm chú ý cần sự kiên trì và nhẫn nại của cha mẹ. Tuyệt đối không nên tỏ thái độ cáu gắt, quát mắng và đánh đập trẻ. Bởi điều này chỉ khiến tình trạng của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
7. Bổ sung Omega – 3 cho trẻ chậm nói
Việc bổ sung Omega - 3 được biết là vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Bởi Omega - 3 là acid béo tập trung cao độ cho não bộ, rất quan trọng cho chức năng não và có thể có hiệu quả để cải thiện kỹ năng tư duy. Omega - 3 có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp bằng mắt ở trẻ em khiếm khuyết nói apraxia, đó là đặc trưng của khó khăn và tạo các động tác cần thiết để nói.
Mặc dù, không nhằm thay thế cho liệu pháp dạy nói (Speech Therapy), bác sĩ nhi có thể đề nghị bổ sung dầu cá kết hợp với các liệu pháp điều trị giúp hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác cho trẻ, đặc biệt hỗ trợ trẻ chậm nói.
PGS. TS. Phạm Thị Bích Đào- SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG