Tháng
|
Nội dung
|
Biện pháp
|
Đánh giá
|
Tháng
9
Tháng
9
|
- Thành lập Ban sức khoẻ và ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo
- Lập kế hoạch phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra theo mùa trong năm học, đặc biệt hiện nay là dịch dịch Sốt xuất huyết.
- Xây dựng quy chế trường học an toàn
- Loại bỏ các loại đồ dùng đồ chơi dễ gây tai nạn thương tích cho trẻ.
- Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy, đảm bảo về VSATTP
- Xây dựng lịch phân công giáo viên kiểm tra thực phẩm hàng ngày.
- Cân đo và vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần I.
- Bổ sung thuốc, hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ cho 2 khu, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho 02 phòng y tế.
- Lập kế hoạch tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng chống tai nạn thương tích cho CB, GV, NV.
- Các lớp tổng vệ sinh đồ dùng đồ chơi vào chiều thứ sáu hàng tuần
- Đánh giá theo bảng kiểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích theo thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da.
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường và phòng chống dịch Tay chân miệng cho CBGVNV và học sinh trong nhà trường.
- Xây dựng bài tuyên truyền cho toàn trường theo tháng.
|
- Tổ chức họp ban liên tịch nhà trường. Quyết định thành lập ban phòng tránh tai nạn thương tích và ban sức khoẻ gồm : 1 đồng chí trong BGH làm trưởng ban, 1 đồng chí cán bộ y tế xã làm phó ban, một đồng chí trưởng ban phụ huynh của nhà trường làm ủy viên, đồng chí nhân viên y tế là uỷ viên thường trực và các đồng chí trưởng các khu là uỷ viên. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban.
- Tổ chức họp các ban, bàn thống nhất quy chế trường học an toàn về các nội dung cụ thể.
- Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, giáo viên bổ xung các biển cấm ở các ổ điện tại lớp. kiểm tra sửa chữa kịp thời các loại đồ chơi ngoài trời bị hỏng, bong sơn, long ốc.
- BGH tìm hiểu lựa chọn các đơn vị cung ứng thực phẩmđã được UBND Huyện phê duyệt để ký hợp đồng thực phẩm cho năm học.
- BGH căn cứ vào số lớp/ khu để xây dựng lịch phân công giáo viên tham gia kiểm tra giao nhận thực phẩm hàng ngày cho phù hợp
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng đúng thời gian, chính xác.
- Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát, kiểm tra các loại thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu, xây dựng dự trù mua sắm bổ xung thay thế và đề xuất với BGH
- Cán bộ y tế trong nhà trường tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng chống tai nạn thương tích cho 100% CB,GV,NV tại trường
- Hàng tuần ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra vệ sinh các lớp.
- Nêu kết quả đạt được
- Chỉ đạo y tế túc trực và xử lý kịp thời những trẻ có biểu hiện bất thường xảy ra tại trường, lớp.
- Chỉ đạo các khu duy trì nề nếp vệ sinh môi trường, các lớp duy trì lịch vệ sinh hàng ngày và hàng tuần.
- Luôn cập nhật tình hình dịch bệnh thông qua mạng internet và các phương tiện truyền thông từ đó đưa ra các phương pháp chẩn đoán và phòng tránh bệnh tật cho trẻ.
|
|
Tháng
10
|
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường và phòng chống các dịch bệnh cho trẻ.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh đau mắt đỏ, bệnh sxh…
+ Quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa.
- Duy trì các nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ.
- Quan tâm chăm sóc sức khoẻ sức khoẻ cho trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Tuần 3 hàng tháng theo dõi cân nặng và chiều cao của các trẻ SDD và béo phì, thấp còi.
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da
|
- Chỉ đạo các khu duy trì nề nếp vệ sinh môi trường, các lớp duy trì lịch vệ sinh hàng ngày và hàng tuần.
- Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phòng dịch cho trẻ, nhất là dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết và bệnh đường hô hấp trong thời điểm thời tiết giao mùa, GV quan tâm đến thời tiết để nhắc trẻ mặc, cởi áo ấm cho phù hợp.
- Vệ sinh học đường tăng cường đi kiểm tra VSMT đột xuất các khu, các lớp.
- BCĐ tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày để rèn các nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nhất là thói quen rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng nước muối sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Chỉ đạo nhân viên y tế cân đo trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi, chỉ đạo giáo viên có biện pháp phối hợp cùng cha mẹ trẻ để cùng phối hợp chăm sóc trẻ tốt, nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và giảm cân với trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
|
|
Tháng
11
|
- Đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp tục tốt công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch cho trẻ. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ trong những ngày thời tiết giao mùa.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh Sởi, rubella, quai bị...
- Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước theo yêu cầu.
- Đảm bảo vệ sinh ATTP cho trẻ.
- Làm tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da
- Tuyên truyền phòng chống bệnh Tay chân miệng, bệnh thủy đậu…
|
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu, các lớp. Tăng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ nhất là bệnh tay chân miệng và bệnh đường hô hấp (Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc áo ấm khi trời lạnh). Nhắc phụ huynh chú ý cho trẻ mặc áo ấm đảm bảo sức khoẻ, phù hợp với thời tiết.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Kiểm tra nước uống của các lớp, lấy đủ nước kịp thời cho trẻ dùng.
- Ban chỉ đạo y tế. Vệ sinh tăng cường kiểm tra đột xuất vệ sinh ATTP và quy trình chế biến theo dây truyền bếp một chiều các bếp và VSMT các khu. Duy trì nề nếp giao nhận thực phẩm hàng ngày.
- Chỉ đạo nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ và báo các kịp thời cho BGH có biện pháp xử lý kịp thời.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
- Nhắc giáo viên các lớp tổng vệ sinh lớp thường xuyên và khi có bệnh xẩy ra thì có kế hoạch cụ thể tránh lây nhiễm bệnh nhiều.
|
|
Tháng
12
|
- Đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường và lịch vệ sinh của các lớp, các khu tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ
- Quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong mùa đông.
- Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng lần II.
- Tiếp tục đảm bảo vệ sinh, ATTP cho trẻ hàng ngày.
- Phòng chống điện giật, cháy nổ.
- Tuyên truyền phòng chống dịch cúm mùa, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản phổi....
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da.
|
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra nhắc nhở gíáo viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu các lớp, tăng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ nhất là bệnh đường hô hấp và các dịch thường xảy ra trong mùa đông.(dịch cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên..)
- Chỉ đạo GV phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong các đợt thời tiết lạnh đầu mùa, mặc trang phục hợp lý khi trẻ đến lớp phù hợp với thời tiết.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần II, tổng hợp báo cáo kết quả với BGH.
- Ban chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra VSMT, VSATTTP và việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày của bếp.
- Nhà trường hợp đồng với nhân viên sửa chữa điện nước thường xuyên kiểm tra các đồ dùng thiết bị điện ở tất cả các khu vực, hệ thống bếp ga, để kịp thời xử lý các thiết bị hư hỏng.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
|
|
Tháng
1
|
- Tiếp tục đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Kiểm tra khám sức khoẻ cho trẻ lần 1.
- Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh môi trường và công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ vào đông.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ tại trường. Kiểm tra các loại thuốc cần bổ sung và hết hạn
- Thực hiện tốt công tác phòng chống TNTT cho trẻ và phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
- Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh béo phì, tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ BP, chăm sóc răng miệng lứa tuổi mầm non.
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da.
|
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Y tế nhà trường kiểm tra sức khỏe cho trẻ đợt I trong năm học, tổng hợp kết quả thông báo với phụ huynh.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu lớp, tăng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ nhất là bệnh đường hô hấp và các dịch thường xảy ra trong mùa đông.
- Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc, bổ sung các loại thuốc đã hết, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng, thực hiện xử lý kịp thời các trường hợp liên quan đến sức khoẻ cho trẻ tại trường.
- Đảm bảo trẻ được ăn chín, uống sôi, thức ăn phải được cất đậy cẩn thận, vệ sinh để phòng ngộ độc cho trẻ, kiểm tra các đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên liệu phế thải không gây độc cho trẻ. Trước khi cho trẻ ăn uống phải kiểm tra độ nóng của thức ăn mới được mang vào lớp và cho trẻ ăn.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Y tế trường học luôn phải tìm hiểu thêm các kiến thức cũng như tình hình mắc bệnh dịch trên địa bàn thành phố, quận huyện qua mạng internet. Từ đó có biện pháp phòng bệnh kịp thời.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
|
|
Tháng
2
|
- Tiếp tục đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh môi trường và công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong mùa đông.
- Đảm bảo an toàn VSTP trong dịp trước và sau tết và vệ sinh trường lớp, phòng chống dịch bệnh.
- Theo dõi trẻ SDD và béo phì tuần 3 trong tháng.
- Kiểm tra thực phẩm đảm bảo VSATTP.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh học đường, phòng chống ngộ độc thực phẩm....
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da.
- Khám sức khỏe cho cô nuôi tham gia trực tiếp nấu ăn tại trường.
|
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký đón trả trẻ, theo dõi các cháu ốm đau đột xuất để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu các lớp, tăng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ nhất là đường hô hấp trên và các dịch thường xảy ra trong mùa đông.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD, TC,BP.
- Chỉ đạo Hiệu phó nuôi và kế toán kết hợp với các nhà hàng thay thế các thực phẩm khan hiếm trong dịp tết để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh nhận những thực phẩm tồn sau tết.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
- Liên hệ với trung tâm y tế hướng dẫn nơi khám sức khỏe cho nhân viên theo đúng chuyên môn.
|
|
Tháng
3
Tháng
3
|
- Tiếp tục đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp tục làm tốt công tác vệ môi trường và phòng chống dịch cho trẻ. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ trong những ngày thời tiết giao mùa nắng mới.
- Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần III theo quy định.
- Tuyên truyền phòng bệnh cho trẻ, các nguy cơ gây tai nạn thương tích có thể xảy ra.
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da với phụ huynh.
|
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký đón trả trẻ, theo dõi các cháu ốm đau đột xuất, thường xuyên kiểm tra nhà vệ sinh của các lớp yêu cầu luôn đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu, các lớp. Taeng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa, gió mới trẻ hay mệt mỏi. Nhắc phụ huynh chú ý cho trẻ mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần III, tổng hợp báo cáo kết quả với ban giám hiệu.
- Chỉ đạo các lớp xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh về các bài phòng tránh TNTT trẻ thường gặp để phụ huynh đề phòng. Nhắc nhở giáo viên bổ sung các biển cấm nguy hiểm để trẻ nhận biết.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
|
|
Tháng
4
|
- Tiếp tục đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch cho trẻ. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ trong những ngày thời tiết đầu hè nắng mới.
- Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi
- Tiếp tục giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh văn minh.
- Tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích như điện giật, bỏng, ngộ độc thực phẩm, rắn, rết, chó cắn....
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da
|
- Tiếp tục tăng cường kiểm trá giáo viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu các lớp, tăng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ nhất là các dịch bệnh thường gặp trong mùa hè.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ, trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi
- Chỉ đạo GV rèn trẻ các thói quen biết cách đánh răng, biết bỏ rác đúng nơi quy định và các nề nếp trong giờ ăn, giờ ngủ.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
|
|
Tháng
5
|
- Tiếp tục đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ trong mùa hè.
- Tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ trong dịp hè, phòng chống dịch bệnh tiêu chảy cấp và tai nạn thương tích trong dịp hè như đuối nước, bỏng, động vật và côn trùng cắn....
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Tập hợp số liệu báo cáo kết quả phòng tránh tai nạn thương tích.
- Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Sơ cấp cứu ban đầu và cấp thuốc cho học sinh bị bệnh thông thường như sốt, đau đầu, đau bụng, rửa sát trùng vết thương ngoài da.
|
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra giáo viên thực hiẹn đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
- Các khu tiếp tục duy trì nề nếp vệ sinh môi trường ở các khu các lớp, tăng cường phối hợp với phụ huynh để phòng các dịch bệnh cho trẻ nhất là các dịch bệnh thường gặp trong mùa hè.
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm, tìm hiểu tài liệu tuyên truyền, họp phụ huynh cuối năm lồng ghép các bài tuyên truyền.
- Chỉ đạo GV vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ, kiểm tra giáo viên phơi nắng chăn, chiếu, gối của trẻ trước khi trẻ nghỉ hè.
- Thống kê số liệu, so sánh, đánh giá kết quả đã đạt được, chưa đạt được để rút kinh nghiệm.
- Chỉ đạo nhân viên y tế kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ SDD và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi.
- Y tế thường trực và sơ cấp cứu ban đầu cùng giáo viên.
|
|